Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Mang Yang- nơi đất trời giao thoa




 
Đọc báo thấy tin miền nam có thể lạnh tới 140C tự nhiên lòng thấy hoang mang, lo lắng. Nếu điều này xẩy ra thì Miền bắc và miền núi cao nguyên chắc phải rét cắt da cắt thịt. Nhóm chúng tôi đã gặp nhau tại một quán café để lên kế hoạch trợ giúp cho vùng cao nguyên.
Tên chuyến đi được đặt là Chút Nắng sài gòn- nhằm mang lại một chút hơi ấm cho người miền núi xa xôi. Địa điểm được nhóm tôi chọn là Huyện Mang Yang thuộc tỉnh Gia Lai nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tôi được biết rằng tiếng Bana Mang nghĩa là Cổng, Yang là trời theo tiếng kinh gọi là Cổng trời.
Chúng tôi bắt đầu quyên góp quần áo, thuốc tây và khăn quàng cổ để lên miền tây nguyên huyền thoại đó.


 Khoảng 5 giờ sáng chúng tôi tới nơi. Cổng trời ngày nay khác xa với trong sử thi Tây nguyên chép lại, dường như rừng đã dần biến mất, khoảng nhìn thấy rừng cứ xa dần tầm mắt, thu bé lại giờ giống như một đường chỉ xanh xám dưới những tia nắng  bình minh. Cái bát ngát mênh mông vẫn còn nguyên nhưng thay vào màu xanh núi rừng trùng điệp giờ  là những sườn núi cằn cỗi với sắn, ngô, lúa cạn và lác đác những căn nhà. Sương vẫn giăng huyền ảo, cùng với lớp ánh sáng diệu kỳ của ánh mặt trời sáng sớm. Núi rừng và đất trời như hòa quyện giao thoa sau màn sương dập dờ, lơ đãng.

Con đường vào làng quanh co  dọc theo sườn núi, nó giống như một con rắn khổng lồ oằn mình tỉnh dậy sau giấc ngủ dài. Cũng may đường bây giờ được rãi nhựa nên dễ dàng cho việc đi lại của đoàn. Chúng tôi được chở vào làng bằng xe gắn máy, cái gió cao nguyên thật lạ lùng, cứ ù ù bên tai, rồi len vào trong da thịt cái cảm giác lạnh giá. Ở đây tôi không có khái niệm về cơn gió vì nó cứ liên tục ào ào như muốn cuốn bay hết tất cả những gì còn sót lại trên mặt đất. Tôi nghĩ rừng giờ không đủ sức để cản những cơn gió qua đây. 


Khi nắng chiếu khắp buôn làng, con gà thôi giục giã, màn sương tan rơi ướt mặt đất , một số co thành những hạt nước tròn vo vương trên lá cành, cây cỏ đúng là lúc chúng tôi tới cổng làng. Các già làng, trai gái bản, trẻ con đã tập trung trước sân của ngôi nhà nguyện nhỏ bé, họ chờ đợi chúng tôi.Khuôn mặt người dân bản xứ thật hiền lành, chân thật tới mức tôi nghĩ thế giới ồn ào,xô bồ  ngoài kia chưa len lõi vào tới đây. Họ vẫn vậy, như ngàn đời xưa những người con của núi rừng. Bây giờ không sống du canh du cư nữa họ ở thành làng rồi làm rẫy một cách tự nhiên, được mùa hay mất mùa thì họ vẫn vô tư . Tôi nghe họ kể về việc làm nương, lên rừng bẻ năng, chặt củi rồi cả việc ra suối lấy nước nữa. Họ nói bằng chất giọng lơ lớ khi phát âm tiếng kinh, lúc lên lúc xuống, lúc trầm lúc bỗng nghe như tiếng khèn, tiếng trống. Họ thật thà tới mức không hiểu cả một câu nói đùa của chúng tôi. Nhìn họ thấy cái nguyên sơ của con người thời xa xưa lắm.  
Khuôn mặt lẫn quần áo những đứa trẻ lấm lem đất đỏ, cái đất luôn vướng víu con người. Sự thơ ngây hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt và nụ cười của chúng khi  đùa với nhau trên sân cỏ, chúng leo trèo, trườn bò hay đi hái trái cây dại ven đường ăn một cách ngon lành.Chúng tự do, tự tại không biết rằng bên ngoài gốc cây rừng  kia có bao nhiêu điều khác lạ đang là thách thức với chúng trong tương lai. Những đứa lớn được đi học chúng hiểu chúng tôi nói gì còn những đứa nhỏ cứ nhìn chằm chằm rồi chú ý động tác của chúng tôi để đoán,khi chúng tôi cười chơi đùa với chúng thì chúng nói Hmach kơ iem( xin chào). Chúng thật đáng yêu.

Chúng thích thú khi chúng tôi chụp hình, chúng xoay tròn lại để ngắm mình trong hình bé tí, chúng cười giòn tươi đóa Giã Quỳ vàng rực trong nắng, ngọt như mật ong rừng và trong veo như tiếng chim rừng.

Trước tiên, chúng tôi phát bánh kẹo cho trẻ  nhỏ. Chúng nhận quà rồi nói Bơnê lơ (cám ơn nhiều). Chúng tôi thấy lòng vui sướng, con mắt chúng tôi cũng kịp dừng lại để nhìn, rồi truyền hình ảnh tới cho con tim cảm nhận cuộc sống của người dân núi rừng. Biết bao nhiêu điều người làng ở đây thiếu thốn nhưng trong ánh mắt họ vẫn tràn ngập hạnh phúc, vui tươi và vô tư tới mức lạ lùng. Phải chăng họ đang bằng lòng với những gì mình có?
Chúng tôi bắt đầu phát áo lạnh,mặc cho từng đứa một để cho cỡ phù hợp. Từ lớn đến bé lần lượt lên để được nhận áo mới. Có đứa cười tươi, có đứa rụt rè dò xét, có em thì khóc ré lên khi chúng tôi dắt tay vào mặc áo. 

Cả đoàn mệt nhoài nhưng vui và thấy lòng hành phúc. Những món quà của chúng tôi mang lên lại được đón nhận trong niềm vui và sự chờ đợi của dân bản làng.
Điểm cuối cùng chúng tôi tới để trao thuốc cho một Nữ tu, ở tại ngôi nhà nhỏ này người phụ nữ này sẽ khám và phát thuốc miễn phí cho người làng vào đầu tuần.  Có những sự hy sinh thầm lặng của những con người tâm huyết với người nghèo.
  

 Cám ơn Quý ân nhân đã giúp đỡ cho nhóm Tình Thương Sài gòn thực hiện được chuyến đi Chút nắng sài gòn  thành công. Xin gửi tới Quý ân nhân lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Nụ cười của người dân Bana sẽ đọng lại trong tim của mỗi người chúng ta.
Xin tri ân và cảm tạ!
                                               Thái Nga

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Những bài văn bất hủ của học sinh Việt Nam

1. Đề: Thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện: ”Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: – Ta và thiếp đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, thiếp đưa 50 con lên bờ. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.”
2. Đề: tả đường đến trường: Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
3. Đề: tả người thầy em yêu quý nhất: “Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo cho đến khi thấy thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản”
4.1. Tả con gà: “Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg…” => chả hiểu nó tả giống gà gì?
4.2. Tả con mèo: “Nhà em có 1 con mèo. Đầu nó to bằng quả táo.” – Hi vọng đó là quả táo tàu.Hic!
4.3. Tả con đường đến trường: ”Từ nhà em đến trường có 1 con đường. Em rất yêu con đường này. Em bảo các chú công an trồng thêm cây cho đường thêm đẹp.” => chả hiểu sao nó lại nghĩ công an chuyên đi trồng cây???
5. Hồi nhỏ có anh bạn tả con gà trống thế này: Nhà em có nuôi một con gà trống, hễ nó nhìn thấy con gà mái là nó đuổi đến cùng!!!!
6. Tiền A. Hôm nay em được điểm 10, mẹ em rất vui vì em hay bị điểm xấu. Mẹ em rút ví cho em 5 nghìn. Ôi ít quá, nhưng em vẫn vui vì đây là tình cảm giữa hai con người là em và mẹ em. B. Mở bài: Em yêu nhất là ông nội em vì ông nội rất hay cho em tiền ăn quà.
7. Hồi em học cấp 1, thằng cu học cùng em nó tả con gà trống thế này: “Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong 1 hồi dài nó lấy 2 cánh vỗ phành phạch vào mông đít.”
8. Hồi lớp 6, cô văn e kể cô có thèng hs cũ tả anh bộ đội: “Anh bộ đội cao khoảng 1m2, súng a dài 1m rưỡi…”
9. Con bé con mình quen, nó tả cây chuối: “Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh”
10. Cô mình dạy cấp 1 nhận được 1 bài văn tả “cảnh sân trường trong giờ ra chơi” thế này: Trống đánh tùng … tùng … các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi thề !!!
11. Còn đây là bài tả em bé của 1 em bé: “gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp”.
12. Đề bài: Em hãy miêu tả mùa xuân: “Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội.Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim non đang líu lo gọi mẹ…”
13. Đề: Hãy tả buổi sáng trong vườn nhà em: HS1: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy một đống ********** chó. HS2: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy 2 con chó đang tơ nhau.
14. Đặt câu với vần: ôm, ốp – Mẹ em tát em đôm đốp.
16. Miêu tả về bố: Bố em có 1 hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
17. Chuyện trong gia đình Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc nhìn cái hình có anh Kim đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: “Anh Kim đồng đi liên lac ..vụt chim…vụt chim…”
18. Tả thực… Sau tiếng trống trường, các bạn tập trung lại theo lớp của mình để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Chúng em đứng ngay ngắn thẳng hàng, mắt nhìn lên lá cờ đang chuẩn bị đc kéo lên. Rồi cô tổng phụ trách nghiêm trang hô: “Nghiêm, cào cờ cào”
19. Và thật thà… “Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng , để hót rác, và còn dùng để xúc ********** nữa.”
20. Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ – là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
– Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
– Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
– Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
– Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
– Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đii của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt.
– Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
21. Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném đá nó què chân”.
22. “… Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch… cạch… cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp… Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp…”
23. Thằng nhóc em của con bạn em thì kể: ”Một hôm em về quê chơi. Đang đi ngoài đường thì có một con trâu nó đòi húc em. Con chó của nhà em thấy thế chạy lại nhe răng ra. Con mèo của em bực quá cũng xù lông lên. Em thấy con mèo tức quá nên em mua trà Dr. Thanh cho nó uống…” 
24. Hồi còn đi học cấp 1, lớp e có 1 bạn trai viết văn, đề là e hiểu thế nào về câu tục ngữ ”Có công mài sắt có ngày nên kim”?. Bạn ấy viết ”Em đi học, gặp 1 bà cụ cầm 1 cục sắt rất to, bà mài mãi mài mãi thành 1 cái kim”.
25. Lại còn bé cháu con ông anh mình tả về bố ”Bố mình rất khó tính có lần bố mình nhờ mình đưa cho cái chén mình lại đưa nhầm cái thang nên mình bị bố mình đánh cho 1 trận"

BÀI CHIA SẼ CÁC SOUER - DÒNG ĐAMINH THÁNH TÂM. MANYANG. GIALAI

Giữa giòng đời xuôi ngược ngược xuôi, trong chúng ta ai cũng mong muốn có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng thực tế, sẽ không ai giống nhau về phận số. Kẻ giàu người nghèo, người an nhàn kẻ tảo tần vất vả ngược xuôi. Song có phải vì thế mà ta mặc kệ người, mặc kệ đời, miễn sao ta được sống bình an? Hay ta phải làm cái gì đó để giúp người, giúp đời, hầu nụ cười hạnh phúc có thể được rạng rỡ và lan tỏa khắp nơi.
Quả thế, tình thương thì không bao giờ khép lại trên chính mình, nhưng nó được trải rộng ra vô bờ bến. Và một khi có nhiều tâm hồn cùng khao chia sẻ tình thương, thì nó sẽ gặp nhau và làm thành một giòng sông yêu thương lớn rộng. Nhóm “Tình thương Sài Gòn” là một trong những giòng sông yêu thương ấy; nó quy tụ những tâm hồn khao khát được chia sẻ, được đi đến mọi miền, nơi có những mảnh đời cần được chia sẻ đỡ nâng.
Chúng tôi là những người nữ tu Đa Minh Thánh Tâm, hiện đang phục vụ người kinh và anh em dân tộc Bahnar tại H Ra- huyện MangYang- tỉnh Gia Lai. Với sứ mạng truyền giáo và giáo dục, nên chúng tôi không thể dửng dưng trước những cảnh đời còn gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Hơn nữa, sự hiện diện của Đức Kitô là Lời Tin Mừng, Lời Hằng Sống. Do vậy mà chúng tôi càng khát khao hơn nữa sự hạnh phúc đến với muôn người. Trước những người dân tộc Bahnar không có nguồn nước sạch để sử dụng, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những đau ốm, bệnh tật mà họ phải hứng chịu. Nên chúng tôi thao thức làm sao giúp họ có được nguồn nước sạch để sự dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Và trong sự gặp gỡ của những tâm hồn thiện chí luôn hướng về hạnh phúc cho người khác, nhóm “Tình thương Sài Gòn” đã giúp đỡ anh em dân tộc Bahnar có được giếng nước sạch và nguồn thuốc cần thiết để sử dụng. Chúng tôi thật cảm kích trước sự quan tâm và tình yêu thương mà nhóm “Tình thương Sài Gòn” đã dành cho anh em dân tộc Bahnar tại H Ra – huyện MangYang- tỉnh Gia Lai. Chúng tôi cảm thấy thật ấm lòng, khi bên cạnh mình vẫn còn đó những trái tim, những tấm lòng hằng luôn nghĩ về hạnh phúc của những người nghèo khổ.
Nhân ngày Lễ Bổn Mạng của nhóm “Tình thương Sài Gòn”, chúng tôi nguyện xin Thiên Chúa ban thật nhiều ân sủng và bình an xuống trên mọi thành viên trong nhóm, để nhóm mãi mãi là những cánh tay, những trái tim mà Thiên Chúa đang cần để yêu thương và xoa dịu những mảnh đời đang cần được chia sẻ– yêu thương.
            CHÚT TÂM TÌNH GỬI ĐẾN NHÓM TÌNH THƯƠNG SÀI GÒN

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

LM. PHAOLO NGUYỄN VĂN CÔNG - DÒNG CHÚA CỨU THẾ.

                                 MỘT TÂM TÌNH. . .
      Cuộc tĩnh tâm của các Linh Mục Giáo Phận Kontum kết thúc ngày ba (đêm 20/110/12010). Tôi lấy chiếc điện thoại di động đang tắc ở đầu giường, mở lên để lấy giờ báo thức cho ngày mai. Chưa lấy xong giờ báo thức, một tin nhắn rớt xuống điện thoại với nội dung: “Cha Công ơi! Chúa Nhật này, lễ Truyền Giáo, là năm năm kỷ niệm ngày thành lập Nhóm Tình Thương. Nếu có thể được xin cha cho Con MỘT BÀI CHIA SẺ, tâm tình thương mến của Cha đối với anh chị em Nhóm Tình Thương trong thời gian qua. Con biết Cha rất bận rộn nhưng nếu được thì Con xin hết lòng biết ơn Cha nhé! Và nếu có thương có ghét gì thì xin cha cũng viết ra hết luôn nha… hihi… Xin đa tạ SEP !  Con  Khánh Linh"
      Bấm nút trả lời, tôi soạn tin “nhất trí”. Tắt điện thoại mà tâm trí tôi chưa vẫn miên man nghĩ về Nhóm Tình Thương. Một cảm giác vui vui tràn vào hồn tôi: Tạ ơn Chúa vì đã cho con quen biết với Nhóm Tình Thương. Rồi sau đó là những câu hỏi về Nhóm đến với tâm trí tôi, ví như:
- Động lực nào đã quy tụ các bạn trẻ trong nhóm Tình Thương lại? 
- Và tại sao Nhóm lại chọn ngày Lễ Truyền Giáo để kỷ niệm ngày thành lập?... 
Tôi nằm… tôi nghĩ… và tôi nhớ lại những khuôn mặt dễ thương…
   Trong bầu khí tĩnh lặng của căn phòng, phía ngoài kia là tiếng kêu côn trùng miềm núi Tây Nguyên tạo thành bản hòa tấu như thể cùng tôi hát lên bài mừng sinh nhật lần thứ năm của Nhóm Tình Thương. Tôi chỉ biết cảm ơn Trời, cảm ơn Đời và cảm ơn Người… Và trong đêm đó có một người tuy xa mà rất gần với Nhóm Tình Thương, vì nó đang nghĩ về Nhóm.
Có thể vắn tắc “MỐI TÌNH” này một chút.....
TỪ CHUYỆN SE DUYÊN
    Cách nay non một năm, tôi và cha Giu-se Đinh Văn Cao gặp Khánh Linh  (Người thành lập Nhóm  Tình Thương) tai Dòng Chúa Cứu Thế. Qua Khánh Linh, tôi biết được sinh hoạt của Nhóm Tình Thương. Họ là những người trẻ năng động và thành công trong sự nghiệp với nhiều lãnh vực khác nhau. Về lập trường tôn giáo cũng có những điểm khác nhau. Nhưng các bạn có chung một giống nhau đó là “Trái Tim Biết Yêu Thương”. Tôi trộm nghĩ, có lẽ đó là điểm hội tụ của các bạn trẻ trong nhóm này. Đồng thời cũng là lý do cho các bạn đặt tên cho nhóm của mình: NHÓM TÌNH THƯƠNG
     Mùa Noel năm vừa rồi, Khánh Linh đã hướng dẫn Nhóm đến thăm và tặng quà vùng truyền giáo mà tôi đang quản trách (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Nhóm mang theo gạo, mắm, mì tôm, quần áo và kẹo bánh để giúp cho đồng bào Bahnar nghèo ở làng Plei Bông. Mùa Noel năm đó mọi người ăn lễ thật no và vui vì có gạo, mắn trong dịp lễ.
    Kỳ thực, không thể vực dân nghèo ra khỏi cái nghèo bằng một chuyến thăm tặng quà. Nhưng ông bà thường nói: Một miếng khi đói bằng một gói khi no quả thật là không sai cho bà con ở đây vào dịp đó. Làm sao tôi quên được sự hiện hiện của anh chị em trong chuyến đi năm ngoái.
VÀ TÌNH YÊU LÊN NGÔI
    Tôi còn nhớ như in cái đêm gặp gỡ. Sau khi đã phát quà cho dân làng Plei Bông xong, Nhóm trở về nhà thờ Châu Khê và cùng nhau quây quần trong mái chòi bên ghè rượu cần với một vài món thịt rừng do ban ảm thực chuẩn bị sẵn. Ca hát và nói chuyện một cách tự nhiên và thoải mái, đó là đặc điểm của đêm hôm đó. Chút rượu cần và những bài ca sinh hoạt làm cho chúng tôi xích lại gần nhau hơn trong tình thương mến.
   Đêm đã khuya, cha Cao và tôi phải đi nghỉ để mai đi mục vụ. Còn các bạn vẫn tiếp tục chia sẻ giữa bầu trời thanh vắng. Chắc là vui lắm !!! Đó là lần đầu tiên Nhóm Tình Thương đến thăm và giúp đỡ đồng bào nghèo vùng truyền giáo của chúng tôi. Thật năng đọng và ấn tượng.
   Nhờ đã một lần đến nên đã thấy nhu cầu thiết thực của người dân ở đây. Nhóm đã vận động nhiều tấm lòng hảo tâm cho chương trình nước sạch. Cách đây không lâu, nhóm đã đến thăm công trình nước sạch ở H’ra do Nhóm tặng với kinh phí 40.000.000VNĐ. Bà con dân làng rất vui vì mọi sinh hoạt được dễ dàng thuận lợi. Xin đại diện cho những người dân ở đây gửi đến anh chị em lòng biết ơn sâu xa và kính mến.
ĐẾN ĐÔI DÒNG TÂM SỰ
     Các bạn thân mến! Trở lại câu hỏi: Vì sao Nhóm Tình Thương lại chọn ngày lễ Truyền Giáo làm ngày sinh nhật của mình. Chắc hẳn, Chị Trưởng Nhóm  đã có một ý hướng và mục đích nào đó  khi Thành lLập Nhóm rồi! Riêng tôi, xin chia sẻ ý hướng của mình khi suy nghĩ về ngày sinh nhật của Nhóm. Nếu trùng với ý hướng của Nhóm thì thật là phúc cho tôi và đó là “duyên kỳ ngộ”.
    Ta thấy đạo nào cũng có chủ trương truyền giáo, phổ biến chân lý đạo mình cho ngừơi khác biết và tin theo. Vậy, truyền giáo là truyền những gì? Thưa là truyền cho nhau về một TÌNH YÊU. Tình yêu được loan truyền ở đây không phải là tình yêu Eros (tình yêu luyến ái hay nhục dục); cũng không phải là tình yêu Philia (chỉ giành cho những người thông thái với nhau). Nhưng Tình Yêu được loan truyền ở đây  có tên là Agape (Đức Ái). Đức Ái là một Tình Yêu vô vị lợi, không đòi hỏi điều kiện gì và không mong đáp đền. Loại Tình Yêu này ta không tìm thấy trong thế gian mà phải trở về nguồn Yêu Thương là Thượng Đế. Ngài là Tình Yêu (x.1Ga 4,16). Vì thế, nếu ta thấy ai đó diễn tả đặc tính của Tình Yêu này thì ta biết người đó đang ở trong Thượng Đế. Nhờ đời sống suy niệm và cầu nguyện, họ đã kín múc được Tình Yêu ấy.
    Tôi thấy Nhóm Tình Thương làm từ thiện hoàn toàn tự nguyện và vô vị lợi. Và chắc một điều những người nghèo mà các bạn tặng quà sẽ không bao giờ có thể trả được ơn đã nhận được từ các bạn. Nên tôi gọi nghĩa cử của các bạn là hành động của Agape. Và vì thế, dù ý thức hay không ý thức, trong tâm khảm của các bạn đã có một chỗ cho Thượng Đế cư ngụ và trong Thượng Đế cũng có một chỗ cho các bạn ở.
Các bạn thân mến!
    Trong thế giới toàn cầu hóa, người ta cứ nghĩ rằng con người có thể đến với nhau dễ dàng. Nhưng nghịch lý thay, người ta có thể biết tường tận những chuyện xảy ra trên thế giới còn nhà bên cạnh có người đau yếu hay cần giúp đỡ lại không biết gì. Ngồi trước màng ảnh vi tính, người ta có thể đi chu du khắp thế giới. Điều đó cám dỗ người ta khó ra khỏi nhà đến với tha nhân. Vậy mà các bận đã không ngại ngùng đường xá xá xôi hiểm trở để đến với những người bần cùng của chúng tôi. Quả thật sẽ không ngoa chút nào khi lòng ai đó nghĩ về các bạn và miệng lẩm nhẩm câu ca dao: Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/ Thất bát sông cũng lội/ Cửu thập đèo cũng qua”.
    Sau cùng, một chút kinh nghiệm thiêng liêng nho nhỏ xin chia sẻ với các bạn. Cõi nhân sinh vàng thau lẫn lộn, thiện ác giao tranh, luôn có một thế lực chống phá công cuộc hiệp nhất của chúng ta. Thế lực đó ẩn núp dưới nhiều dạng thức khác nhau, ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Nó có thể là: sự thờ ơ lãnh đạm, ganh tỵ, lười biếng, nghi ngờ hay hay công việc quá tải không còn giờ giành cho nhau… Mục đích của nó là gây chia rẽ. Chúng ta luôn tỉnh thức và đề phòng thế lực đó. Mỗi người chúng ta là một ngọn đuốc để cùng nhau thiêu rụi những là chia rẽ nhóm lên để sưởi ấm những gì là nguội lạnh.
    Nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày thành lập Nhóm, nguyện xin Thượng Đế là nguồn Tình Yêu tiếp tục thắp sáng ngọn lửa Yêu Thương trong trái tim của từng thành viên trong Nhóm.
Kính chúc sức khỏe và bình an
Trong Thượng Đế, chúng ta là anh em.
Chúc mừng
                                                Mang Yang, ngày 23 tháng 10 năm 2010
                                                                     Một người anh em
                                                      Lm. Phaolô Nguyễn Văn Công, CSsR

BÀI CHIA SẺ CỦA SOUER MARIA - ĐẶNGTHỊ THAO.



MỘT CHÚT TÂM TÌNH

Anh chị và các bạn thân mến,

Lời đầu tiên, xin được chúc mừng các anh chị và các bạn trong dịp mừng lễ Bổn mạng này, ngày Chúa Nhật Truyền Giáo. Cũng nhân dịp này, tôi xin được thay lời các bệnh nhân chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị và các bạn đã quảng đại chia sẻ và cộng tác trong công việc bác ái, an ủi và nâng đỡ những người nghèo, những người bệnh đang cần đến bàn tay của mỗi người chúng ta. Tôi cũng rất vui khi được đóng góp một chút những suy tư và chia sẻ về công việc mà tôi đang thực hiện, và tôi xin được bắt đầu bằng một câu truyện như sau.

Có một vị ẩn sĩ sống trong một khu rừng già hẻo lánh. Cuộc sống của ông thật đơn sơ, đạm bạc và gần gũi với thiên nhiên. Dù ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhưng chính cuộc sống của ông lại toát lên một vẻ đẹp và có sức thu hút lạ lùng đối với một số người có dịp tiếp xúc với ông. Thế rồi tiếng lành đồn xa, người ta lũ lượt kéo đến với ông để nghe những lời ông chia sẻ. Trong số đó, có những người đã quyết định ở lại và xin được nhận làm đệ tử. Một ngày kia, vị ẩn sĩ tụ họp các đệ tử của mình lại và hỏi họ rằng:
-         “Các con có biết tại sao khi người ta cãi nhau, họ thường nói rất to, mặc dù lúc đó họ đứng đối diện nhau và ở khoảng cách rất gần nhau?”
Một trong số các đệ tử nhanh nhẩu trả lời rằng:
-         “Con nghĩ họ cãi nhau to tiếng là vì họ muốn xả hết những nỗi bức xúc ở trong lòng”.
-         “Cũng không hẳn như vậy!”, vị ẩn sĩ ôn tồn nói. “Bởi lẽ họ có thể nói hết những nỗi bực tức trong lòng, nhưng chỉ cần nói khẽ cũng đủ để cho người kia nghe thấy, vì họ ở một khoảng cách rất gần nhau. Sở dĩ họ phải nói to là vì khi họ giận ghét nhau, trái tim họ đã ở rất xa nhau, dù đang đứng đối diện trực tiếp với nhau. Ngược lại, khi hai người yêu nhau, họ chỉ cần nói những lời thì thầm, nhưng người kia lại có thể nghe được rất rõ là vì lúc đó trái tim họ đang ở rất gần nhau. Thậm chí, có khi họ chẳng cần phải nói với nhau nữa, chỉ cần nhìn vào ánh mắt của nhau họ cũng có thể hiểu được nhau, vì lúc đó trái tim họ đã chạm vào nhau. Bởi vậy, các con đừng bao giờ để cho trái tim mình trở nên xa lạ và xa cách với nhau!”


Thế giới mà chúng ta đang sống dường như ngày càng bị thu hẹp và trở nên nhỏ bé nhờ những khái niệm vê toàn cầu hóa, nhờ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ internet, những sự tiến bộ giúp con người kết nối và liên lạc với nhau chỉ trong tích tắc, dù ở cách xa nhau cả nửa vòng trái đất. Thế nhưng cũng chưa bao giờ cái khoảng cách về giàu-nghèo, khoảng cách giữa những trái tim lại trở nên xa cách như hiện nay. Chúng ta có thể đọc được những ý nghĩa đó qua những hiện tượng, những sự kiện vẫn đang diễn ra hàng ngay trên thế giới và ngay trong xã hội chúng ta đang sống. Những trào lưu sống gấp, sống hưởng thụ luôn có vẻ lung linh và sức hấp dẫn riêng của nó để lôi kéo con người, khiến họ ngày càng trở nên ích kỷ, trái tim họ ngày càng xa cách và xa lạ đối với đồng loại của mình. Thật may là trong những khuynh hướng tiêu cực đó, ở mọi nơi và mọi thời, Thượng Đế vẫn khơi lên những tiếng nói, những hành động, dù âm thầm và bé nhỏ, đang nỗ lực hàn gắn những đổ vỡ đó, đang cố gắng làm cho những trái tim xích lại gần nhau hơn.

Nhìn trong bối cảnh đó, thưa các anh chị và các bạn, những công việc mà chúng ta đang thực hiện thật đáng trân trọng và cao quý biết bao. Mỗi người chúng ta ở trong những hoàn cảnh khác nhau, thậm chí khác nhau về cả niềm tin và tôn giáo của mình, nhưng chúng ta lại gặp nhau trong tiếng gọi của lương tâm, liên đới và liên kết với nhau trong việc sưởi ấm những trái tim và góp phần làm cho những trái tim đến gần nhau hơn. Đôi khi chúng ta có cảm giác đôi tay của chúng ta quá bé nhỏ, những nỗ lực của mình chỉ như một hạt muối giữa biển khơi..., nhưng một bàn tay chìa ra sẽ có những bàn tay khác nắm lấy, một hạt muối cũng có sức liên kết với những hạt muối khác góp phần nhỏ bé mang lại hương vị đậm đà cho màu xanh của biển. Chúng ta thực hiện công việc của mình một cách tự nguyện và hoàn toàn không mong được báo đáp, nhưng thực ra chính trong công việc của mình, chúng ta đã được đền đáp một phần bằng niềm vui và an ủi thiêng liêng, thậm chí bằng cả những giọt nước mắt hòa trộn trong ánh mắt ngấn lệ của những người mà chúng ta chia sẻ...

Một lần nữa, xin được cám ơn các anh chị và xin được chia sẻ với anh chị và các bạn một số công việc mà tôi đang thực hiện.

Tôi là một tu sĩ thuộc Hội Dòng Đaminh Tam Hiệp, tôi vẫn thường xuyên thăm viếng, chia sẻ và giúp đỡ cho các bệnh nhân ung thư tại bệnh viện ung bướu từ năm 2001 cho tới nay.
Bản thân đã được nghe, được chứng kiến nhiều hoàn cảnh rất khác nhau trong cuộc sống, người giàu sang, hành phúc, người mạnh khỏe cũng như người đau yếu, người nghèo…đặc biệt là các bệnh nhân ung thư mà tôi vẫn thường xuyên tiếp xúc.

Tôi mang lấy ưu tư, trăn trở và Linh Đạo của Dòng để đến với các bệnh nhân, có thể nói họ là người nghèo nhất trong những người nghèo. Thường xuyên tiếp xúc với họ, tôi cảm thấy mình cũng bị quặn đau trước nỗi đau cũa người khác. Nhìn thấy đồng loại đau, không tìm được một tư thế nằm hay ngồi cho dễ chịu, mà cứ quằn quạy nằm không yên, ngồi cũng chẳng xong, họ cứ phải vật vã vì căn bệnh ung thư hoành hành. Tôi muốn giúp họ, muốn xoa dịu cơn đau cho họ, mà bằng cách nào đây, thấy điều mong muốn của mình chẳng tới đâu cả, chúng tôi bắt đầu bằng việc cầu nguyện và cầu nguyện, bằng sự hiện diện và cảm thông chia sẻ, chỉ thế thôi ư. Còn biết bao người không có tiền mua thuốc, nào là tiền xe đi lại, kiếm đâu ra bây giờ. Chúng tôi cầu xin cho có nhiều ân nhân giúp đỡ. Dần dần người này người khác cũng nghe biết công việc âm thầm của chúng tôi, và họ đã quảng đại cộng tác, hầu chúng tôi có thêm phương tiện chia sẻ cho người khác một cách cụ thể, thực tế hơn. Đặc biệt với nhóm TÌNH THƯƠNG SÀI GÒN luôn hỗ trợ mỗi khi chúng tôi cần. bởi thế, mỗi lần có ca nào cần gấp, tôi A lô xin nhóm giúp đỡ là chị Khánh Linh Trưởng Nhóm đại diện cho nhóm giúp chúng tôi liền. nhìn vào chứng nhân cụ thể sống động ấy, chúng ta rất dễ cảm được sự hiện diện của Chúa đang rất hiện sinh với chúng ta. Chúng tôi được biết nhóm thường đi thăm vùng sâu vùng xa, vùng cao nguyên, ít người đặt chân đến như Phú An, Tà Lài, Sóc Trăng, Kontum… cứ chỗ nào khó khăn, đói ăn là Nhóm xuất hiện, Nhóm không chỉ chia sẻ của cải vật chất mà còn cả tinh thân nữa, với sự hiện diện dầy nhiệt tình đẻ cùng sinh hoạt, chia sẻ với những người nghèo. Với nhiều địa điểm và nhu cầu bao la như thế, nhưng các anh chi trong Nhóm vẫn không quên các bệnh nhân tại Bệnh viện ung bướu TP HCM, đặc biệt các Bé ở Khoa Nhi vẫn nhận được sự ưu ái mà Nhóm dành cho, nhất là vào các dịp Trung Thu, Lễ Noel, Tết Nguyên Đán… và những hoàn cảnh đặc biệt khác.
Nhìn vào sự dấn thân hy sinh của các Anh chi, tôi rất cảm phục trước tấm lòng  bao la ấy, thay vì bo bo giữ cho mình, thì lại sẻ chia với người khác
Hướng về NGÀY KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO mà nhóm nhận làm Bổn Mạng, chiêm ngắm những bước chân đi mãi đi hoài mà không biết mệt mỏi, chỉ miễn sao đem được niềm vui và hạnh đến cho người khác, những hình ảnh sống động này thật gần gũi và gần với Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã dạy. Các Anh chi đã biết cho đi mà không tính toán, làm việc bác ái mà không tìm nghỉ ngơi… Vâng, đẹp thay những bước chân người làm việc từ thiện, bác ái. Sự đóng góp của Quý anh chị quí hóa lắm, các anh chi đã làm cho người khác vui lên từ những nỗi buồn, khơi lên nơi họ niềm hy vọng từ những thất vọng, tấm lòng của các Anh chị thật bao la.
Trong tinh thần hiệp thông, xin thay lời cho các  bệnh nhân được sự giúp đỡ của nhóm, xin gởi đến NHÓM TÌNH THƯƠNG SÀI GÒN nói chung, cách riêng là Chị Khánh Linh ( truong nhom ) đã rất tích cực cộng tác trong việc chia sẻ cho các bênh nhân, mà bản thân Chị cũng đang mang căn bệnh hiểm nghèo đó , nhưng chị đã quên đi nỗi đau của mình để lo cho nỗi đau của người khác. Nguyện xin Chúa chúc lành cho Chị, ban cho chi được ơn can đảm và sự bình an của Ngài. Nguyện cầu chúc cho mỗi thành viên trong nhóm được dồi dào sức khỏe, niềm vui , bình an và hạnh phúc để cùng nhau đem niềm vui, hạnh phúc đến cho những người mà chúng ta đã, đang và sẽ gặp gỡ.
Một lần nữa xin chân thành chúc mừng
ĐẾN TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM TÌNH THƯƠNG SÀI GÒN, NHÂN NGÀY MỪNG BỔN MẠNG KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO, ĐẶC BIỆT MỪNG NHÓM ĐÃ TRÒN 5 TUỔI.
                                                                

                                 Sr. Maria Đặng Thị Thao
                            Dòng Thánh Daminh Tam Hiep

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Chương trình họp mặt kỷ niệm 5 năm thành lập

CHƯƠNG TRÌNH HỌP MẶT 
KỶ NIỂM 5 NĂM THÀNH LẬP TÌNH THƯƠNG SÀI GÒN

1. Thời gian: Thứ bảy, ngày 23 tháng 10 năm 2010
2. Địa điểm: Nhà thở BA CHUÔNG_ 190 Lê văn Sỹ
3. Chương trình:
                    17 h 00 _ Gặp gỡ các thành viên và đón tiếp Quý Cha, Quý Sơ, Quý Ân nhân
                    17 h 30 _  Thánh lễ Tạ ơn
                    18 h 45 _ Liên hoan họp mặt, chia sẻ đóng góp ý kiến cho nhóm phát triển tốt hơn
                    21 h 30 _ Chia tay và hẹn gặp lại
4. Lưu ý: rất mong tất cả anh chị em trong nhóm có mặt đông đủ và đúng giờ

Chúc cho buổi họp mặt được thành công và nhận được nhiều đóng góp ý kiến quý báu của tất cả mọi người. Từ đó giúp Nhóm Tình Thương Sài gòn phát triển tốt đẹp hơn theo như lòng Chúa mong muốn.

Thay mặt ban điều hành _ Khánh Linh kính mời!
Xin chân thành cảm ơn ./. 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Lời khuyên của Chồng



           Hai vợ chồng David và Molly vừa rời một bữa tiệc và Molly quyết định cầm lái, chở chồng về nhà. 
           Cô lái xe một lúc và hoảng hốt phát hết ra rằng phanh xe không hoạt động.
           Nhấn phanh hết sức có thể nhưng vẫn không ăn thua, chiếc xe vẫn lao rầm rầm trên phố.
               - Ối, ối 
           Molly kêu lên 
              - David, em phải làm sao bây giờ?
              - Trời đất 
          David hét 
             - Cố đâm vào cái gì rẻ rẻ đi em!

Miếng cao su

           Một gia đình gồm vợ, chồng và 9 đứa con đứng đợi ở trạm xe buýt. Một ông già mù đứng cùng vào với họ, tất cả đợi vài phút thì xe buýt đến.
          Nhưng xe buýt lúc này đã quá đầy rồi và chỉ còn đủ chỗ cho người mẹ và 9 đứa trẻ. Vì thế người chồng và ông già mù quyết định đi bộ.
         Đi được một lát, người chồng cảm thấy khó chịu với tiếng gõ của cây gậy mà ông già mù dùng để dò đường, bèn nói:
               - Này, sao ông không gắn một miếng cao su vào đầu gậy nhỉ? Đã phải đi bộ mệt rồi thì chớ, thêm tiếng gõ ấy làm tôi muốn phát điên lên.
        Ông già mù đáp:
              - Này, nếu anh mà cũng gắn một miếng cao su vào đầu gậy của anh thì chúng ta đã được lên xe buýt rồi, thế nên đừng có ý kiến gì cả.

Ý nghĩa của cuộc sống



 
Tại Thế Vận Hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m.

Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại.

Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.

Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, mà ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm một bước.

Tin nhắn gởi..nhầm

                       TIN NHẮN gởi nhầm!

Còn nhớ khi hồi đầu mới yêu nhau, ngày đầu tiên anh vừa mua điện thoại di động thì cũng là lúc nhận được tin nhắn đầu tiên của cô: "Em nhớ anh!" Đây cũng lần đầu họ liên lạc bằng tin nhắn điện thoại với nhau.

Khi đó, anh mân mê đọc lại ba chữ đó không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần đọc, trái tim anh trào lên một cảm xúc rung động ngọt ngào vô cùng. Cả một thời gian dài sau đó anh cũng không nỡ xóa tin nhắn đầu tiên đó của cô.

Hồi ấy cô và anh học đại học ở hai nơi cách xa nhau, những lần gặp gỡ chỉ ngắn ngủi trong giây lát, còn khoảng thời gian phải xa nhau lại dài dằng dặc. Và khi đó, những tin nhắn qua điện thoại đã trở thành một cầu nối tình yêu không thể thiếu giữa hai người, chúng đã gắn hai trái tim yêu thương nhung nhớ được xích lại gần nhau, và cùng cảm nhận được thấy sự tồn tại của nhau.

Còn nhớ một buổi tối, cô và anh đã hẹn nhau thời gian nhắn tin nói chuyện, nhưng sau khi rất nhiều tin nhắn anh gửi đi cho cô đều không thấy có hồi âm trở lại, anh lo lắng gọi điện cho cô thì không có ai nhấc máy. Anh hoảng hốt khi nghĩ đến chuyện gì xảy ra cho cô liền cuống quýt vơ vội một cái áo khoác lên người rồi nhảy chuyến tàu đêm ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ để đến nơi cô học. Hóa ra khi ấy cô đi học về mệt quá nên ngủ thiếp đi quên mất cuộc hẹn với anh.

Nhìn thấy cô đứng trước mặt vẫn khỏe mạnh an toàn, anh thở phào nhẹ nhõm ôm chầm cô vào lòng. Còn cô lúc đó cũng bật khóc vì xúc động...

Sau khi tốt nghiệp anh và cô kết hôn và có một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Họ vẫn dùng nhắn tin cho nhau để thuận tiện liên lạc nhưng những tin nhắn đã bị đơn giản đi rất nhiều: "Em đang ở đâu thế?" "Em đang trên xe buýt". "Bao giờ anh về đến nhà?" "10 phút nữa".

Sau này trong điện thoại của anh cũng dần có thêm rất nhiều tin nhắn của bạn bè đồng nghiệp, và những tin nhắn của cô cũng nhanh chóng bị anh xóa đi đầu tiên để thay thế bằng những tin nhắn mới.

Cứ thế 5 năm trôi qua, tình yêu giữa hai người cùng phai nhạt dần trước những lo toan của cuộc sống. Anh cảm thấy cô không còn đáng yêu hấp dẫn như ngày xưa nữa, và không cảm nhận thấy những rung động nhung nhớ như trước đây khi họ yêu nhau. Và rồi một cô gái tên Như đã bước vào cuộc sống của anh từ đấy.

Anh tìm được tình yêu ở Như, tìm được cảm giác tình yêu đã bị đánh mất. Như yêu anh và chiều chuộng anh hết mực. Mối quan hệ của họ ngày càng trở nên sâu nặng. Ngoài thời gian ở nhà, bên ngoài anh vẫn âm thầm qua lại quan hệ với Như, anh nghĩ rằng Như mới chính là người yêu anh và hiểu anh nhất...

Một buổi tối như thường lệ, sau khi vui vẻ bên Như, anh lái xe về nhà. Trên đường về, chợt anh nảy ra một ý nghĩ, anh muốn thử tình cảm của Như xem tình yêu cô dành cho anh nhiều như thế nào, có nhiều như cô vẫn nói với anh không?

Nghĩ vậy anh dừng xe và gửi cho Như một tin nhắn: "Xe anh bị đâm trên đường. Anh đang ở... Em đến ngay nhé!" Sau đó anh ngồi trên xe chờ đợi. Một tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không thấy Như đến, cũng như chẳng có bất cứ liên lạc gì từ phía cô. Anh lại nhắn lại thêm một lần nữa. Nhưng chờ một lúc vẫn không thấy có bất cứ động tĩnh gì. Anh giận dữ nổ máy quyết định bỏ về nhà.

Đúng lúc đó từ đằng xa có một chiếc taxi lao vút đến và thắng gấp ngay sát bên cạnh xe anh. Từ trong xe một người phụ nữ vẫn còn đang mặc bộ áo ngủ xộc xệch lao ra khỏi xe hốt hoảng chạy lại. Thật bất ngờ đó chính là vợ anh.

Anh giật mình vội vàng kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên anh gửi cho Như thì không sai. Nhưng tin nhắn thứ hai anh lại gửi nhầm cho vợ mình.

Chưa hết ngỡ ngàng thì vợ anh đã lao đến chỗ anh, không ngừng đập vào cửa kính gọi anh. Giọng cô lạc đi: "Anh... Sao vậy? Anh có sao không? Anh không làm sao chứ?" Anh mở cửa xe và ôm choàng vợ vào lòng, giọng anh nghẹn lại: "Không sao, anh không sao, chỉ là va chạm nhỏ thôi". Anh vừa nói vừa dịu dàng hôn lên trán cô, người cô vẫn còn chưa hết run rẩy.

Anh xót xa ôm cô chặt trong tay, mắt rơm rớm vì xúc động. Anh vô cùng hối hận vì những ham muốn nông nổi của mình mà đã phản bội cô, và thầm cảm ơn tin nhắn gửi nhầm đó đã giúp anh hiểu ra ai là người yêu anh nhất!