Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Lời khuyên của Chồng



           Hai vợ chồng David và Molly vừa rời một bữa tiệc và Molly quyết định cầm lái, chở chồng về nhà. 
           Cô lái xe một lúc và hoảng hốt phát hết ra rằng phanh xe không hoạt động.
           Nhấn phanh hết sức có thể nhưng vẫn không ăn thua, chiếc xe vẫn lao rầm rầm trên phố.
               - Ối, ối 
           Molly kêu lên 
              - David, em phải làm sao bây giờ?
              - Trời đất 
          David hét 
             - Cố đâm vào cái gì rẻ rẻ đi em!

Miếng cao su

           Một gia đình gồm vợ, chồng và 9 đứa con đứng đợi ở trạm xe buýt. Một ông già mù đứng cùng vào với họ, tất cả đợi vài phút thì xe buýt đến.
          Nhưng xe buýt lúc này đã quá đầy rồi và chỉ còn đủ chỗ cho người mẹ và 9 đứa trẻ. Vì thế người chồng và ông già mù quyết định đi bộ.
         Đi được một lát, người chồng cảm thấy khó chịu với tiếng gõ của cây gậy mà ông già mù dùng để dò đường, bèn nói:
               - Này, sao ông không gắn một miếng cao su vào đầu gậy nhỉ? Đã phải đi bộ mệt rồi thì chớ, thêm tiếng gõ ấy làm tôi muốn phát điên lên.
        Ông già mù đáp:
              - Này, nếu anh mà cũng gắn một miếng cao su vào đầu gậy của anh thì chúng ta đã được lên xe buýt rồi, thế nên đừng có ý kiến gì cả.

Ý nghĩa của cuộc sống



 
Tại Thế Vận Hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m.

Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại.

Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.

Tận trong sâu thẳm, chúng ta luôn ý thức chiến thắng không phải là tất cả, mà ý nghĩa thật sự của cuộc sống là ở chỗ ta giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm một bước.

Tin nhắn gởi..nhầm

                       TIN NHẮN gởi nhầm!

Còn nhớ khi hồi đầu mới yêu nhau, ngày đầu tiên anh vừa mua điện thoại di động thì cũng là lúc nhận được tin nhắn đầu tiên của cô: "Em nhớ anh!" Đây cũng lần đầu họ liên lạc bằng tin nhắn điện thoại với nhau.

Khi đó, anh mân mê đọc lại ba chữ đó không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần đọc, trái tim anh trào lên một cảm xúc rung động ngọt ngào vô cùng. Cả một thời gian dài sau đó anh cũng không nỡ xóa tin nhắn đầu tiên đó của cô.

Hồi ấy cô và anh học đại học ở hai nơi cách xa nhau, những lần gặp gỡ chỉ ngắn ngủi trong giây lát, còn khoảng thời gian phải xa nhau lại dài dằng dặc. Và khi đó, những tin nhắn qua điện thoại đã trở thành một cầu nối tình yêu không thể thiếu giữa hai người, chúng đã gắn hai trái tim yêu thương nhung nhớ được xích lại gần nhau, và cùng cảm nhận được thấy sự tồn tại của nhau.

Còn nhớ một buổi tối, cô và anh đã hẹn nhau thời gian nhắn tin nói chuyện, nhưng sau khi rất nhiều tin nhắn anh gửi đi cho cô đều không thấy có hồi âm trở lại, anh lo lắng gọi điện cho cô thì không có ai nhấc máy. Anh hoảng hốt khi nghĩ đến chuyện gì xảy ra cho cô liền cuống quýt vơ vội một cái áo khoác lên người rồi nhảy chuyến tàu đêm ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ để đến nơi cô học. Hóa ra khi ấy cô đi học về mệt quá nên ngủ thiếp đi quên mất cuộc hẹn với anh.

Nhìn thấy cô đứng trước mặt vẫn khỏe mạnh an toàn, anh thở phào nhẹ nhõm ôm chầm cô vào lòng. Còn cô lúc đó cũng bật khóc vì xúc động...

Sau khi tốt nghiệp anh và cô kết hôn và có một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Họ vẫn dùng nhắn tin cho nhau để thuận tiện liên lạc nhưng những tin nhắn đã bị đơn giản đi rất nhiều: "Em đang ở đâu thế?" "Em đang trên xe buýt". "Bao giờ anh về đến nhà?" "10 phút nữa".

Sau này trong điện thoại của anh cũng dần có thêm rất nhiều tin nhắn của bạn bè đồng nghiệp, và những tin nhắn của cô cũng nhanh chóng bị anh xóa đi đầu tiên để thay thế bằng những tin nhắn mới.

Cứ thế 5 năm trôi qua, tình yêu giữa hai người cùng phai nhạt dần trước những lo toan của cuộc sống. Anh cảm thấy cô không còn đáng yêu hấp dẫn như ngày xưa nữa, và không cảm nhận thấy những rung động nhung nhớ như trước đây khi họ yêu nhau. Và rồi một cô gái tên Như đã bước vào cuộc sống của anh từ đấy.

Anh tìm được tình yêu ở Như, tìm được cảm giác tình yêu đã bị đánh mất. Như yêu anh và chiều chuộng anh hết mực. Mối quan hệ của họ ngày càng trở nên sâu nặng. Ngoài thời gian ở nhà, bên ngoài anh vẫn âm thầm qua lại quan hệ với Như, anh nghĩ rằng Như mới chính là người yêu anh và hiểu anh nhất...

Một buổi tối như thường lệ, sau khi vui vẻ bên Như, anh lái xe về nhà. Trên đường về, chợt anh nảy ra một ý nghĩ, anh muốn thử tình cảm của Như xem tình yêu cô dành cho anh nhiều như thế nào, có nhiều như cô vẫn nói với anh không?

Nghĩ vậy anh dừng xe và gửi cho Như một tin nhắn: "Xe anh bị đâm trên đường. Anh đang ở... Em đến ngay nhé!" Sau đó anh ngồi trên xe chờ đợi. Một tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không thấy Như đến, cũng như chẳng có bất cứ liên lạc gì từ phía cô. Anh lại nhắn lại thêm một lần nữa. Nhưng chờ một lúc vẫn không thấy có bất cứ động tĩnh gì. Anh giận dữ nổ máy quyết định bỏ về nhà.

Đúng lúc đó từ đằng xa có một chiếc taxi lao vút đến và thắng gấp ngay sát bên cạnh xe anh. Từ trong xe một người phụ nữ vẫn còn đang mặc bộ áo ngủ xộc xệch lao ra khỏi xe hốt hoảng chạy lại. Thật bất ngờ đó chính là vợ anh.

Anh giật mình vội vàng kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên anh gửi cho Như thì không sai. Nhưng tin nhắn thứ hai anh lại gửi nhầm cho vợ mình.

Chưa hết ngỡ ngàng thì vợ anh đã lao đến chỗ anh, không ngừng đập vào cửa kính gọi anh. Giọng cô lạc đi: "Anh... Sao vậy? Anh có sao không? Anh không làm sao chứ?" Anh mở cửa xe và ôm choàng vợ vào lòng, giọng anh nghẹn lại: "Không sao, anh không sao, chỉ là va chạm nhỏ thôi". Anh vừa nói vừa dịu dàng hôn lên trán cô, người cô vẫn còn chưa hết run rẩy.

Anh xót xa ôm cô chặt trong tay, mắt rơm rớm vì xúc động. Anh vô cùng hối hận vì những ham muốn nông nổi của mình mà đã phản bội cô, và thầm cảm ơn tin nhắn gửi nhầm đó đã giúp anh hiểu ra ai là người yêu anh nhất!

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Cảm nhận của Cô Lan

DUYÊN TỪ THIỆN

    Chiều nay 16 giờ 30 là giờ lễ chiều Chúa nhật mà ngoài trưa cứ lắc rắc mưa hoài, và rồi Tôi cũng ra khỏi nhà đến nhà thờ trước giờ lễ 5 phút để dự lễ.

       Hôm nay sau bài phúc âm, bài giảng Linh mục nhấn mạnh về những của cải phù du ở thế gian, cuộc sống con người giống như quán trọ :

        Bài giảng thứ nhất, ngày nọ một phú ông được thần chết đến gọi về, ông ta xin thần chết cho ông sống thêm 3 ngày nữa, thần chết không bằng lòng, phú ông lại nài nỉ cho sống thêm một ngày, thần chết vẫn lắc đầu và rồi phú ông chỉ xin cho ông sống thêm 1 phút để ông viết di chúc, thần chết gật đầu, phú ông viết như sau : “Nếu ai đọc được di chúc này của tôi thì hãy làm theo lời tôi đem chia sẻ tất cả của cải đang có của mình cho những người nghèo khó xung quanh, vì tôi đây, của cải giàu có xiết bao tôi chỉ xin đối lấy 3 ngày sống ở thế gian mà không được, vậy giàu có để làm chi ? ? ? ?

Bài giảng thứ hai cuộc sống con người trên thế gian ai cũng có 3 người bạn thân thiết nhất, người thứ nhất là của cải, khi ta vừa nhắm mắt của cải đã bỏ ta trước tiên, ta ra đi với 2 bàn tay trắng không mang theo gì cả, người bạn thứ hai là Cha Mẹ, Vợ chồng, Anh Em bà con, bạn hữu thân thuộc khi ta vừa lìa trần họ cũng chỉ đưa tiễn ta đến nghĩa trang, gởi cho ta một nắm đất hay một nhành hoa rồi họ cũng ra về để ta trơ trọi một mình, người thứ ba là công đức, bác ái, bổng lộc, người này sẽ là người bảo vệ ta trước tòa án và sẽ theo hổ trợ cho ta suốt hành trình để ta không đơn độc . . . . .

        Bài giảng thứ ba của một văn hào Nga kể về một người nông dân làm việc thật cật lực đã mua được 40 ha đất, ông ta vẫn chưa hài lòng, quyết chí làm thật nhiều nữa để có được gấp đôi số đất hiện hữu, một ngày nọ ông ta được một ông chủ đất hứa cho ông tất cả đất đai mà ông đã đi qua chỉ có 1000 rup thôi với một điều kiện là ông phải trở về điểm xuất phát lúc trời chưa sụp tối, người nông dân đồng ý và bắt đầu từ điểm xuất phát ông cứ mải mê đi mãi, đi mãi để dành cho được nhiều đất về mình, cho đến khi ông nhìn thấy trời sắp sụp tối, ông vội vã quay về, ông cố đi thật vội, thật nhanh để về kịp điểm xuất phát trước khi trời tối, rồi thì ông cũng về đến đích và ông đã ngã xuống vì quá cố gắng hết sức lực, người chủ đất nói từ trước đến giờ chưa có ai đi nhiều và thực hành được như vậy và đây đất này ông hãy nhận lấy nó là của ông nhưng bấy giờ nhìn lại thì người nông dân đã chết rồi ? ? ?

          Bài giảng trong thánh lễ chiều nay làm tôi nhớ đến một chuyến đi về thăm Dục Mỹ cách đây 5 tháng, một cơ duyên dẫn dắt tôi quen được những con người tuổi trẻ nhưng nồng nàn tình thương yêu, bằng những nhiệt huyết và lòng bác ái đã thành lập “Nhóm Tình Thương” đem những yêu thương nhỏ bé của mình chia sẻ và xoa dịu những cuộc đời bất hạnh .

           Ngày 24 tháng 4 năm 2010 theo kế hoạch đã thông báo của nhóm, 5 giờ 30 Tôi có mặt tại Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17 nhà của trưởng Nhóm lên đường đến Giáo Xứ Đại Lộc thuộc Thị Xã Bảo Lộc, một Giáo Xứ sùng đạo đông dân nhưng lại quá nghèo, đoàn chúng tôi đến được Xứ này cũng nhờ sự dẫn đắt của Linh Mục Mừng quản hạt Bảo Lộc, chiều đó Nhóm đã phát 300 phần quà cho giáo dân nghèo, đa phần người dân tộc, Cha Phát Chánh xứ là vị chủ chăn tuyệt vời, một con người làn da mặn mà duyên dáng và rất dí dỏm, Ngài đón tiếp chúng tôi với chương trình không thể chê vào đâu được, một đêm lửa trại trên đồi núi cao , thời tiết se sắt lạnh, khói từ những lò nướng dã chiến ngoài trời, khói từ nồi cháo khá lớn tỏa ra, khói từ đống củi đốt lửa trại vừa sinh hoạt vừa lấy ánh sáng vì hôm đó lịch cúp điện đến 22 giờ, phần tinh thần đoàn chúng tôi được thưởng thức những giọng hát thật khỏe mạnh, thật hay với những bài thánh ca ý nghĩa lẫn bài hát đời thường do ca đoàn của xứ đóng góp, phần bao tử được thưởng thức những vị thật khoái khẩu thế là bao mệt nhọc đường xa, sắp xếp quà để phân phát tan biến nhanh, dường như Chúa đang trả công cho Nhóm thì phải, thật đáng cảm tạ . Sáng hôm sau, sau Thánh lễ Nhóm đã có chút thời gian sinh hoạt và phát quà cho các em thiếu nhi, ấm áp và thân thiện, 9 giờ Nhóm từ giã Cha Mừng, Cha Phát, chúng tôi lên đường trở về tham quan viếng Mẹ TàPao theo như kế hoạch, trước viếng Mẹ sau tạ ơn Ngài đã giúp Nhóm hoàn thành tốt những tâm nguyện mãi mãi hun đúc trong lòng .

           Tiếp đến khuya ngày 2 tháng 7 năm 2010 như đến hẹn lại lên, Nhóm lại tiếp tục hành trình đến Trại trẻ em khuyết tật tại Cam Ranh, với sự dẫn dắt của Chiến, một hoạt náo viên của Nhóm làm sôi động không khí,buồn tẻ của những mảnh đời bất hạnh ở đây, sau phần sinh hoạt nhóm tiến hành phát quà cho 80 em và gởi những tặng phầm dành cho trẻ sơ sinh, trưa đó Nhóm quay trở về Giáo xứ Gò Sạn Phan Rang, mượn địa điểm của xứ tiếp tục nhiệm vụ đóng bao và phát quà cho 200 gia đình nghèo, theo chương trình 15 giờ thì phát quà, nhưng khi vừa đến đó chúng tôi đã thấy trong sân Nhà Thờ đã chật kín, chúng tôi được biết họ đã phải vượt đèo, lội suối rất vất vả để đến được đây nhận quà, những phần quà của chúng tôi quả là nhỏ bé so với công sức của họ nhưng ánh mắt của họ thì nồng nàn ấm áp khi nhận quà đã khích lệ Nhóm chúng tôi cố gắng quyết tâm nhiều thêm nữa, sau Thánh Lễ chiều Thứ Bảy Nhóm chúng tôi dự tại Nhà Thờ Gò Sạn là Thánh Lễ Đồng tế do Cha Chánh Xứ và Cha nhà là người thân của Khánh Linh Trưởng Nhóm thật sốt sắng thay cho Thánh lễ Chúa nhật .

         Ngày hôm sau, sau buổi tắm biển tại bãi biển Ninh Chữ Đoàn đã lên đường trở về với nguyện ước chuyến công tác lần sau sẽ tốt đẹp hơn . . . . . . .

        Viết tại nhà sau 2 chuyến công tác và sau Thánh lễ Chúa Nhật 1/8/2010
                                                                                                                             (HoàngLan)

DOANH NHÂN VỚI TRIẾT LÝ “ CHO – NHẬN”


             Sự thức tỉnh lần đầu tiên đến với tôi khi đọc cuốn sách "Bí quyết làm giàu vĩ đại nhất trong lịch sử" của Joe Vitale. Tác giả khẳng định rằng bí quyết làm ra tiền vĩ đại nhất trong lịch sử loài người là hãy đem cho người khác tiền.
            Khi còn rất nhỏ, tôi đã nghe và đọc rằng cõi sống của chúng ta chỉ là cõi tạm. Khi chết đi chúng ta chẳng thể mang theo bất cứ thứ gì, chỉ có những gì cho đi là còn truyền lại mãi. Khi còn trẻ, còn vất vả trong cuộc mưu sinh và tìm chỗ đứng trong cuộc sống, rất ít người suy tư về vấn đề này. Tôi cũng vậy, 28 tuổi là cái mốc tôi bắt đầu có những trăn trở và trải nghiệm về triết lý sâu xa này của sự sống.
            Sự thức tỉnh bước đầu đến với tôi từ lần đọc cuốn sách "Bí quyết làm giàu vĩ đại nhất trong lịch sử "của Joe Vitale. Tác giả khẳng định rằng bí quyết làm ra tiền vĩ đại nhất trong lịch sử loài người là hãy đem cho người khác tiền. Ông đã lấy dẫn chứng từ cuộc sống của rất nhiều các tỷ phú nổi tiếng trên thế giới để chứng minh.
            Ông viết, John D. Rockefeller dạy con triết lý sâu xa của đạo làm giàu rằng: Từ khi cha mới có những đồng tiền đầu tiên, từ hồi cha còn là một đứa trẻ, cha đã bắt đầu cho tiền. Cho đến nay cha vẫn tiếp tục làm điều này. Và khi càng có nhiều tiền, cha càng cho nhiều hơn…
John D. Rockefeller muốn con mình hiểu thấu một cơ chế vận động của cuộc sống: Nếu đem tiền cho đi và không mong đợi họ sẽ trả lại thì tiền sẽ quay trở lại với người cho từ một nơi khác, nhiều hơn gấp trăm lần.
Đọc những dòng Joe Vitale viết về bí quyết làm giàu, tôi bắt đầu ý thức được vế thứ 2 của việc “cho đi”. Vế “được” của sự “mất”. Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn - không chỉ là giàu có về vật chất - bạn sẽ thấy: Cho đi cái gì, bạn sẽ nhận được và trở nên giàu có hơn cái đó.
           Cho đi sự tử tế, bạn sẽ nhận về sự tử tế nhiều hơn gấp bội; cho đi tri thức, bạn sẽ nhận về tri thức nhiều hơn gấp bội; cho đi tình yêu, bạn sẽ nhận về tình yêu nhiều hơn gấp bội…
Tương tự như vậy đối với cái ác. Nếu gây thù hận, bạn sẽ nhận được đầy ắp oán thù; Nếu keo kiệt, khi cần bạn sẽ bị người khác phủi tay quay lưng lại… Chính bạn là người tạo nên mạch chảy của cuộc sống tinh thần xung quanh bạn. Đọc đến đây, chắc nhiều người có ý nghĩ rằng không có gì mới. Và một điều nữa cũng rất cũ: Biết và tin là một khoảng cách rất xa. Tôi cũng không nằm ngoài quy luật đó.
           Những năm tiếp theo của cuộc đời tôi bắt đầu chiêm nghiệm chân lý đó bằng chính trải nghiệm của mình. Tôi chập chững khám phá, thoạt tiên với thái độ nửa tin nửa ngờ, càng ngày phần trăm tin tưởng ngày càng cao. Và cho đến một ngày, sau khi xảy ra một sự kiện đặc biệt, tôi hoàn toàn bị khuất phục.
           Cậu bé Giàng Mí Phình, 3 tuổi, người dân tộc Mèo ở Hà Giang, bị ung thư hốc mắt. Ảnh: L.D.
Đầu năm 2009, tôi cùng một số người bạn tâm huyết thành lập ra nhóm thiện nguyện "Lá Me Xanh". Bắt đầu với chưa tới 50 người, đến nay đã có tới hơn 200 thành viên. Sáng Chủ nhật hàng tuần, chúng tôi đều tới Viện K2 ở Tam Hiệp, Hà Nội - bệnh viện chuyên điều trị căn bệnh ung thư - thăm các bệnh nhân nhỏ tuổi bị căn bệnh hiểm nghèo. Ở đây, chúng tôi tự tay nhóm bếp, nấu cháo, bón cháo và kể chuyện, đọc thơ cho các em.
Những dịp lễ Tết, chúng tôi tổ chức những buổi văn nghệ nho nhỏ. Sân khấu được dàn dựng đơn giản trong chính phòng họp của các bác sĩ hoặc ngay ngoài sân bệnh viện. Mắt các khán giả nhỏ lấp lánh niềm vui, cho dù các em ngồi xem với những ống truyền treo lủng lẳng, với những cái đầu trọc lốc vì những đợt hóa trị, với những gương mặt còn tái dại sau những ca phẫu thuật…
            Những lần đến đây, tôi thường xuyên cho cậu con trai 6 tuổi đi cùng. Tùy theo sức của mình, cháu tham gia vào những việc của chúng tôi. Có lẽ, tại đây lần đầu tiên, cháu nhìn thấy những góc khác của cuộc sống từ những người bạn kém may mắn hơn mình. Những bệnh nhân nhỏ tuổi ở đây không những phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, mà còn phải chiến đấu với sự nghèo khó. Tôi cảm nhận được sự xao động mạnh trong tâm hồn cháu sau sự ra đi của bé Giàng Mí Phình, 3 tuổi, người dân tộc Mèo ở Hà Giang, bị ung thư hốc mắt.
            Mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng bé Phình ra đi không vì căn bệnh quái ác này mà bị suy kiệt thể chất vì gia đình không có điều kiện chăm sóc tốt. Trong những ngày điều trị tại Hà Nội, hai bố con cháu Phình chỉ có 5 nghìn đồng chi trả cho sinh hoạt 1 ngày. Bé Phình mất cuối năm 2009. Sáu tuổi, con tôi đủ hiểu với 5 nghìn đồng thì có thể mua được những gì.
            Bẵng đi hơn 2 tháng. Sau Tết, cháu ngồi đếm số tiền mừng tuổi của mình. Tần ngần mất một lúc, cháu mang toàn bộ số tiền đó đưa cho tôi và nhờ bố chuyển cho các bạn ở bệnh viện K2. Để thử con, tôi đã gợi ý rằng, con có thể dùng số tiền này để mua ô tô, mua bộ đồ chơi siêu nhân mà con thích nhưng cậu con trai vẫn nhất quyết: "Bố mua đồ ăn cho các bạn giúp con". Tôi sửng sốt cảm nhận được một quyết định đã chín của một đứa trẻ còn non nớt trên mọi phương diện.
            Hành động của con làm tôi thao thức cả đêm hôm đó. Vào lúc đưa cho tôi cái phong bì, con trai tôi đã làm chủ được cảm xúc của mình, chế ngự được lòng ham muốn của bản thân - điều không dễ đối với cả một người đã trưởng thành và ít nhiều từng trải như tôi. Khi đã làm chủ được một hành động, cháu sẽ dễ dàng làm chủ được những hành động khác của mình. Đây thực sự là một phần thưởng vô giá đối với tôi.
Cho đi sự tử tế, tôi nhận về sự tử tế từ một khía cạnh hoàn toàn khác. Cho đi cái gì, bạn sẽ nhận về đúng cái đó, nhưng nhiều hơn gấp bội. Tôi hoàn toàn tin tưởng và bị chân lý này thuyết phục. Hãy vận dụng nó trong cuộc sống để gặp hái những điều mình mong muốn.
                                                                                                              Công Chiến Sưu tầm